• Trang Chủ
  • Giới Thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Tầm nhìn và hướng phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
      • test
  • Tin Tức
  • VĂN BẢN
    • Kế hoạch
    • Thông báo nội bộ
    • Báo cáo
    • Văn bản khác
  • Thư Viện Hình Ảnh
  • Thư Viện Video
  • Bản Tin
  • Liên Hệ
  • Banner 05
  • Banner 03
  • Banner 01
  • banner 04
  • Banner 02

Chuyên Đề

  • Giới Thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tuyên truyền cổ động
    • Triển lãm
    • Hình ảnh triển lãm
    • Di tích lịch sử quận 10
    • Tranh cổ động
    • Bài phát thanh
  • Tin Video
  • DownLoad
  • Các lớp năng khiếu
    • Đàn ghita – Đàn tranh
    • Lớp khiêu vũ
    • Thơ ca hát ru
  • Thư viện quận 10
    • Lịch Phục Vụ
    • Giới Thiệu Sách
    • Giới Thiệu Hoạt Động
  • BẢN TIN
    • Lịch sinh hoạt
    • Hình ảnh
  • Hoạt động nhà văn hóa phường
  • Hoạt động đoàn thể
    • Chi đoàn
    • Chi bộ
    • Công đoàn
  • Tuyển Dụng
    • Ẩm thực giải trí
    • Khu Thể thao
    • Trò chơi thiếu nhi
    • Nhà hàng Kim Thanh
  • E-CATALOGUES
THỐNG KÊ
Số Online2311
Lượt truy cập7931449
Liên kết

   

  1. Trang Chủ
  2. Tuyên truyền cổ động

Tuyên truyền cổ động

KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2020)

Cách đây 95 năm, ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Báo Thanh niên do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Từ khi có báo “Thanh niên”, báo chí Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nói khái quát là báo Thanh niên mở đầu cuộc Cách mạng tư tưởng, đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc mình lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đào tạo lớp làm báo vô sản đầu tiên của Việt Nam như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh…
Ngày 2/6/1950, Chính phủ chính thức quyết định cho thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay). Đến tháng 7/1950, Tổ chức Báo chí quốc tế (OIJ) nhóm họp ở Phần Lan đã công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức.

Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo chí là sự nghiệp của toàn dân.

Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi Ngày Báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tại hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi tới toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, những người làm báo cả nước nói chung những tình cảm gắn bó thân thiết và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Kêu gọi báo chí cách mạng Việt Nam cần bám sát quan điểm chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, diễn biến tình hình trong nước và quốc tế để phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về đời sống xã hội của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được “dòng chảy chính” của xã hội, của đất nước, phải “phò chính, diệt tà”. Mỗi bài viết, bản tin, hình ảnh đều phải lan tỏa những giá trị tốt đẹp và năng lượng tích cực, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.

4 bình luận

Tranh cổ động NVQS Tranh cổ động tết dương lịch 2017 Tranh cổ động tháng 11/2016 Tranh cổ động tháng 10/2016 Tranh cổ động tháng 9/2016

Triển lãm

Hình triển lãm 6 tháng đầu năm 2014

ÔNG NGUYỄN VIỆT DŨNG – TUV, BÍ THƯ QUẬN ỦY, CHỦ TỊCH UBND QUẬN KẾT LUẬN HỘI NGHỊ.

Tranh cổ động

Tranh cổ động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)

  • KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2020)
  • Tranh cổ động kỷ niệm các ngày Lễ quý III năm 2019
  • Tranh cổ động kỷ niệm các ngày Lễ quý II năm 2019
  • Tranh cổ động Tết 2017
  • Tranh cổ động tháng 12/2016

Di tích lịch sử quận 10

TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN QUẬN 10 (1930 - 2020) KỲ 3/2020: QUẬN 10 – NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ NĂM ẤY

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

(30/4/1975 - 30/4/2020)

QUẬN 10 – NHỮNG NGÀY THÁNG TƯ NĂM ẤY

Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết buộc Mỹ phải rút quân về nước, nhưng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố theo đuổi âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên toàn bộ miền Nam nước ta. Đế quốc Mỹ đã cố tình vi phạm Hiệp định Paris, đẩy mạnh chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tổ chức những cuộc hành quân “bình định” lấn chiếm vùng giải phóng, phá hoại hòa bình, chia cắt lâu dài hai miền Nam – Bắc. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhận định được thời cơ lịch sử và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Ngày 1/4/1975, kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn – Gia Định đã được chuẩn bị theo chỉ đạo của Bộ Chính trị “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”. Cả dân tộc từ Nam chí Bắc hành quân vào chiến trường miền Nam, bước vào trận Tổng công kích cuối cùng. Đúng 17 giờ 00 ngày 26/4/1975, tiếng súng của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã nổ. Quân và dân ta đã tiến công liên tục, dồn dập, vừa tiến công ở ngoại thành, vừa nắm kịp thời cơ, chọc sâu vào trung tâm Sài Gòn từ nhiều hướng với những lực lượng đã chuẩn bị sẵn. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, cờ giải phóng tung bay trên nóc phủ Tổng thống Sài Gòn, Tổng thống chế độ ngụy quyền Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Sài Gòn – Gia Định hoàn toàn giải phóng đã tạo điều kiện quyết định cho quân và dân đồng bằng sông Cửu Long tiến công và nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại của miền Nam.


Tại địa bàn Quận 10, lúc bấy giờ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định điều động một đoàn cán bộ do đồng chí Phạm Thị Sứ (Năm Bắc) làm trưởng đoàn, cùng một số đồng chí Đoàn Lê Hương, Nguyễn Thị Châu, Nguyễn Minh Phương (Út Phương),… về địa bàn để cùng cơ sở chuẩn bị giành chính quyền. Sáng ngày 30/4/1975, một cảnh tượng hỗn độn đã xảy tại Quận 10, quần áo, giày dép, xe, súng của quân Mỹ bỏ ngổn ngang dọc các con đường Trần Quốc Toản, Ngã Bảy, Chợ Cá,… thời cơ đã đến, một ngày hoạt động cách mạng sục sôi mà từ lâu nay mong đợi. Lực lượng ở cơ sở đã vùng dậy với khí thế áp đảo quân thù kết hợp với quân chủ lực sau khi đã đánh thắng tại ngã tư Bảy Hiền tiến thẳng vào đường Lê Văn Duyệt; các tù chính trị cũng tiến hành phá ngục thoát ra bên ngoài. Tại một số ít các khóm không có lực lượng cách mạng, quần chúng tự động nổi dậy giành chính quyền rồi đợi quân ta đến tiếp quản.


Thắng lợi trong 30/4/1975 tại quận nói riêng và cả nước nói chung đúng với tinh thần “Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ” đã làm tan rã toàn bộ hệ thống chính quyền của địch từ quận xuống đến cơ sở. Lực lượng vũ trang cùng đồng bào đã thu gom hơn 3.000 súng các loại, trong đó có 16 khẩu pháo 105mm, 2 khẩu Đại liên cùng hàng chục tấn đạn các cỡ và các loại xe. Trưa ngày 30/4/1975, các đường phố trong quận đỏ rực băng cờ, khẩu hiệu, người người đổ ra đường với niềm vui chiến thắng và niềm hạnh phúc bất tận khi lần đầu tiên trên quê hương, đất nước sạch bóng quân thù.

BTQ10 (Tổng hợp)

  • Các Bia Tưởng Niệm
  • 5 Di tích Quận 10
  • Start
  • Trang trước
  • 1
  • 2
  • 3
  • Trang sau
  • End
  • Tin Tức
    • Trung tâm Văn hóa Hòa Bình Quận 10 thông báo điểm thi vòng 2 kỳ thi viên chức năm 2022
    • Thông báo danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia kỳ thi tuyển dụng viên chức 2022
    • Thông báo danh sách ứng viên đăng ký tuyển dụng viên chức 2022
    • Trung tâm Văn hóa Hòa Bình Quận 10 thông báo tuyển dụng viên chức năm 2022
    Tin Nội Bộ
    • DANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN TẠI 14 PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
    • Quản lý bệnh nhân Covid-19 tại nhà: Tiêu chí lâm sàng và theo dõi sức khỏe
    • HƯỞNG ỨNG CUỘC THI "SÁNG KIẾN VÌ CỘNG ĐỒNG" LẦN THỨ IV NĂM 2021
    • NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19, HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ TÁC ĐỘNG BỞI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    Chuyên Đề
      
       
     
     
     
     
        

    TRUNG TÂM VĂN HÓA HÒA BÌNH QUẬN 10

    • 240 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
    • 38655215 – 38655202
    • 38654708
    • info@ttvhhoabinhquan10.com.vn
     
     

    Copyright 2016 TRUNG TÂM VĂN HÓA HÒA BÌNH QUẬN 10 - Thiết kế web: Shark Media